Công cụ google search console là gì? Có khá nhiều người thắc mắc? Dù chưa hoàn toàn nắm rõ về công cụ này nhưng mọi người vẫn thường chọn cách dùng trước rồi hiểu sau. Hôm nay, hãy cùng 5SMedia chúng tôi tìm hiểu về công cụ google search console là gì nhé!
1. Search Console Google là gì?
Google Search Console (GSC) có tên “khai sinh” là Google Webmaster Tools, cho đến năm 2015 mới được đổi thành tên hiện tại. Google Search Console là một dịch vụ được Google cung cấp đến người dùng để tiện theo dõi hiệu suất website, duy trì và khắc phục các sự cố liên quan đến trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm trên Google.
Bạn không cần thiết phải đăng ký Search Console Google để trang web của bạn hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google, GSC sẽ giúp bạn hiểu và cải thiện cách Google xem website của bạn.
Cách sử dụng Google search console có thể được tóm gọn với 4 nội dung chính như sau:
- Xác minh quyền sở hữu trang web.
- Đảm bảo rằng Google tìm thấy và đọc được các trang web của bạn. Bao gồm lên cả google new
- Báo cáo kết quả tìm kiếm bằng các từ khoá có nhiều lượt tìm kiếm truy cập
- Cho phép gửi sơ đồ trang web cho Search Console.
- Theo dõi hiệu suất hoạt động của trang web.
- Báo cáo hiện trạng lập chỉ mục các trang được lên google và hiện trang các trang chưa được lập chỉ mục
>> XEM NGAY dịch vụ Quảng cáo để bạn bứt phá doanh số:
2. Ưu điểm nổi bật của Google Search Console là gì?
Phải có lý do khiến Google Search Console trở thành một công cụ cần thiết đến vậy, và đó chính là vì những ưu điểm nổi trội mà công cụ này mang lại:
- Theo dõi quá trình thu thập dữ liệu.
- Khai báo các nội dung mới cập nhật với Google.
- Xử lý những vấn đề truy cập từ các thiết bị di động.
- Theo dõi số lượng truy cập vào trang web, tỷ lệ xuất hiện (Impression), tỷ lệ click (Click Through Rate).
- Gửi thông báo đến người dùng nếu Google gặp vấn đề liên quan đến website của bạn.
- Theo dõi link nội bộ và trang web trỏ về website của bạn.
- Tạo và upload sitemap XML để trang đánh chỉ mục trang được tốt hơn.
- Kiểm tra website của bạn đã được đánh chỉ mục trong Google chưa.
3. Đối tượng nào cần hiểu Google Search Console là gì?
Bất kỳ ai cũng có thể tìm hiểu Google Search Console là gì và sử dụng, tuy vậy nếu bạn thuộc một trong những đối tượng sau thì điều này là cần thiết hơn cả.
Google Search Console cho chuyên gia SEO
Nếu bạn đang là người viết các bài viết chuẩn SEO để tiếp thị trực tuyến thì Google Search Console sẽ giúp theo dõi lưu lượng truy cập vào trang web của bạn. Đồng thời tối ưu hóa thứ hạng của web để bạn có quyết định tốt hơn về giao diện kết quả tìm kiếm của trang.
Các thông tin trong Google Search Console có thể được dùng để đưa ra quyết định kỹ thuật cho trang web và tiến hành phân tích tiếp thị kết hợp cùng các công cụ hữu ích khác của Google, Ví dụ: Google Xu hướng và AdWords, Analytics,…
Google Search Console cho người quản trị trang web
Những ai làm quản trị website đều có mối quan tâm đến việc vận hành trang web đúng cách và hiệu quả. Và GSC (Google Search Console) là công cụ cho phép người dùng theo dõi và giám sát một vài trường hợp lỗi dễ dàng như: Lỗi máy chủ, lỗi tải trang, không lập chỉ mục, Bị loại trừ bởi thẻ ‘noindex’, Không tìm thấy (404), Trang có lệnh chuyển hướng, Đã phát hiện thấy – hiện chưa được lập chỉ mục, Đã thu thập dữ liệu – hiện chưa được lập chỉ mục, Trang thay thế có thẻ chính tắc thích hợp, Bị chặn do một vấn đề 4xx khác… web và các vấn đề liên quan đến an ninh như: bị phần mềm độc hại tấn công.
Sử dụng Google Search Console có thể để đảm bảo rằng bất kỳ thao tác bảo trì hay điều chỉnh nào bạn làm trên website cũng sẽ không cản trở đến hiệu suất tìm kiếm.
Google Search Console cho nhà phát triển website
Nếu bạn đang tiến hành tạo thẻ đánh dấu, mã thực tế cho website của bạn thì Google Search Console sẽ hỗ trợ bạn theo dõi, thậm chí là giải quyết những vấn đề phổ biến thường gặp với thẻ đánh dấu.
Google Search Console cho chủ doanh nghiệp
Thông thường chủ doanh nghiệp sẽ không sử dụng trực tiếp GSC Google Search Console. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp của bạn đang làm việc có liên quan đến website thì bạn nên tìm hiểu những kiến thức cơ bản về Google Search Console, ví dụ như: các tính năng có thể sử dụng trong Google Tìm kiếm, cách tối ưu hoá website cho công cụ tìm kiếm,…
4. Cách kết nối Google Search Console với website
Để kết nối được vào Google Search Console các bạn làm theo các bước sau đây.
Bước 1: Truy cập vào Google Search Console để quản trị. Sau đó chọn Bắt đầu ngay bây giờ
Bước 2: Dùng tài khoản Gmail của bạn để đăng nhập. Còn nếu bạn chưa có tài khoản thì hãy xem bài cách tạo tài khoản Gmail này nhé
Bước 3: Thêm website hoặc domain của bạn vào.
Bước 4: Nhập website vào
Tại mục này chúng ta sẽ có 2 mục để chúng ta nhập. Để mọi việc được thuận tiện các bạn nên nhập vào nội dung như hình dưới đây
Sau khi các bạn nhập tên website và nhấn tiếp tục giao diện xác minh quyền sở hữu sản phẩm hiện ra các bạn sẽ cần phải xác minh bạn là chủ sở hữu
Bước 5: Xác minh quyền sở hữu
Google Search Console cho phép bạn có nhiều lựa chọn để xác minh danh tính cũng như quyền sở hữu. Google đề xuất các bạn nên sử dụng theo cách đầu tiên để xác minh. Chúng ta sẽ làm theo cách này nhé.
Bước 6: Tải tệp HTML về máy nhưng chúng ta chưa nhấn xác minh nhé. Do chúng ta chưa tải file lên nên chúng ta xác minh sẽ báo lỗi
Bước 7: Đăng nhập vào hotsting sau đó tải file file trước đó lên. Sau khi tải lên được chúng ta sẽ được như hình dưới đây
Bước 8: Quay lại bước số 6 nhấn xác nhận quyền sở hữu
Bước 9: Nếu bạn làm đúng theo các bước phía trên các bạn nhấn xác minh nó sẽ có màn hình Đã xác minh quyền sở hữu > Chuyển đến sản phẩm
Bước 10: Quá trình hoàn tất các bạn sẽ có giao diện như hình dưới đây và có 1 website vừa được thêm vào công cụ Google Search Console của bạn
Như vậy là bạn đã hoàn thành quá trình thêm website vào công cụ Google Search Console rồi
5. Khám phá tính năng quan trọng của Google Search Console?
Để hiểu hơn Google Search Console là gì, bạn cần biết những tính năng chính và quan trọng của Google Search Console như sau:
Công cụ đo hiệu suất (Performance)
Tính năng này cung cấp các chỉ số quan trọng như: Total clicks, Total impressions, Average CTR, Average position. Để dễ hiểu thì đó lần lượt là:
- Lượt truy cập website.
- Tần suất xuất hiện.
- Tỷ lệ nhấp trung bình cho biết website nào có tỷ lệ click vào cao nhất và thấp nhất trong kết quả tìm kiếm của Google.
- Vị trí trung bình trong kết quả tìm kiếm được phân chia dựa trên thứ hạng từ khóa của toàn bộ website.
Hộp tìm kiếm liên kết trang web (Sitelink Search Box)
Có thể nói công cụ này rất hữu ích khi nghiên cứu hành vi người dùng. Từ các từ khóa tìm kiếm của khách hàng trên Google, bạn sẽ phân tích và biết được mọi người đang quan tâm đến điều gì, từ đó tạo ra các bài viết lên xu hướng bằng cách làm những nội dung để trả lời các thắc mắc của mọi người.
Kiểm tra URL (URL Inspection)
URL Inspection giúp người dùng thông báo với Google rằng đây là những nội dung mới hoặc đã được cập nhật, giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi Google thu thập và cập nhật dữ liệu.
Phủ sóng (Coverage)
Công cụ này giúp xác định các nội dung đã được thu thập có vấn đề hay không. Và những lỗi thường gặp với website đó là lỗi 404 và 500.
Khả năng sử dụng trên thiết bị di động (Mobile Usability)
Đây là tính năng tuyệt vời để bạn biết được trang website của mình có đang hoạt động bình thường khi hiển thị trên điện thoại di động hay không. Hay nói cách khác là tính thân thiện với các loại thiết bị di động.
Nếu trang web của bạn thật sự có vấn đề về giao diện, font chữ,… trên điện thoại di động thì bạn sẽ nhận được thông báo ngay lập tức. Và dựa vào đó, bạn sẽ có biện pháp hợp lý để tối ưu và tăng trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Liên kết (Links)
Links giúp bạn thống kê rõ ràng số lượng các link trỏ về từ các website khác (còn gọi là Backlink) và link nội bộ (internal link).
6. Xác minh trang web trên Google Search Console
Việc xác minh nhằm mục đích chứng minh với Google bạn thật sự là chủ sở hữu website. Hiện tại, có những cách sau đây để có thể xác minh trang web:
- Tải lên máy chủ file HTML. Đây là phương pháp thường được dùng nhất.
- Nếu trang web của bạn đã chèn tracking code của Google Analytics thì nên chọn phương pháp dùng công cụ Google Analytics.
- Kết nối với nhà cung cấp domain (tên miền).
- Sử dụng công cụ Google Tag Manager.
7. Khác nhau Google Analytics và Google Search Console là gì?
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai công cụ này được thể hiện rất rõ như sau:
- Google Analytics hướng đến người dùng là chính. Nó cung cấp dữ liệu về những người truy cập và tương tác với trang web của bạn.
- Google Search Console tập trung chủ yếu vào công cụ tìm kiếm. Nó cung cấp những công cụ và thông tin chi tiết nhất để giúp chủ sở hữu website cải thiện khả năng hiển thị và sự hiện diện trong SERPs.
Kết Luận
5SMedia tin rằng qua bài viết trên bạn cũng đã hiểu được khá nhiều Google Search Console là gì. Công cụ này là một trợ thủ đắc lực dành cho những người làm việc liên quan đến website nói riêng và chủ doanh nghiệp nói chung.
Trước khi bắt đầu sử dụng công cụ này, bạn này tìm hiểu trước những điều cơ bản về nó để việc sử dụng hiệu quả hơn nhé!
Nếu bạn đang muốn website tăng thứ hạng nhanh chóng hãy liên hệ với 5SMedia chúng tôi. Còn nếu bạn đang vật lộn với hàng tồn kho chúng tôi với mức chi phí quảng cáo Google, quảng cáo Facebook cực kỳ ưu đãi chỉ từ 5%. Các bạn sẽ được gặp chuyên gia tư vấn 24/7. Quảng cáo cực kỳ hiệu quả lại còn được hỗ trợ thiết kế hình ảnh, lên kịch bản, chiến lược để chạy quảng cáo
Địa chỉ 1: 05 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0965 165 166 hoặc 0888 768 115
Fanpage: https://fb.com/howto.edu.vn
Tiktok: https://www.tiktok.com/@hd.isuzuvn.com
Twitter: https://twitter.com/5smedianet
Youtube: https://www.youtube.com/@5smedianet
Email: infohowto.edu.vn@gmail.com